Chương 01: Nguyên tắc cơ bản về Link Building
Trong chương này, em sẽ cùng cả nhà trả lời câu hỏi "Link Building (Xây dựng liên kết) là gì?"
Và lý do tại sao link building vẫn là một cái gì đó rất là quan trọng trong xu hướng SEO năm 2023.
Uki "vào việc" thôi.
Link Building là gì?
Link building là quá trình xây dựng các siêu liên kết một chiều (one-way hyperlink) – hay còn gọi là "backlink" đến một trang web với mục tiêu cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm (search engine visibility).
Thế "one-way hyperlink" là gì? Còn "backlink" là như thế nào?
One-way hyperlink (em tạm dịch nôm na nghe có vẻ hay ho là siêu liên kết một chiều ^^) là là một loại liên kết mà một trang web A tạo ra đến trang web B nhưng trang web B không tạo liên kết trở lại đến trang web A.
Nghe thật là "ảo quá đi" phải không ạ, nên em đã có sẵn ví dụ cho các anh chị đây hehe.
Ví dụ em đang viết bài về "xe đạp" trên trang xedaptrolucdien.net, trong bài em có dẫn đường link Wiki về xe đạp. Nhưng mà Wiki thì không có dẫn link về bài của em (dù em thiết tha mong muốn ^^).
Nếu đây là một câu chuyện tình cảm thì cái kết của nó thật đáng buồn quá đi huhu, cô gái đơn phương và những lần "liên kết một chiều".
Dễ hiểu hơn rồi phải không ạ? Thế mình cùng nhau tìm hiểu nốt về "backlink" nhé!
Như em đã nói ở trên one-way hyperlink (siêu liên kết một chiều) chính là "backlink" – vẫn là link ấy nhưng mình gọi bằng cái tên khác hihi. Nếu trang web A dẫn liên kết đến trang web B, thì trang web B sẽ có một backlink từ trang web A.
Quá là dễ hiểu phải không ạ. ^^
Tại sao các liên kết (links) lại quan trọng như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi "Tại sao", hãy cùng quay trở lại thời kỳ "Tiền Google" – khi mà gã khổng lồ công nghệ này còn chưa ra đời.
Trước đây, các công cụ tìm kiếm như Yahoo! và Alta Vista từng là những đế chế thống trị thị trường internet. Và họ đã xếp hạng kết quả tìm kiếm của mình 100% dựa trên nội dung của trang web.
Cùng quay trở lại "thời Google" nào.
Thuật toán PageRank nổi tiếng hiện nay của họ đã thay đổi cuộc chơi. Thay vì chỉ phân tích nội dung của một trang, Google đã xem xét có bao nhiêu người đã liên kết với trang đó.
PageRank là gì?
PageRank là một thuật toán được sử dụng trong công cụ tìm kiếm Google để xếp hạng các trang web. Thuật toán này được phát triển bởi Larry Page và Sergey Brin tại Đại học Stanford khi họ đang nghiên cứu về công nghệ tìm kiếm web. PageRank đánh giá mức độ quan trọng của một trang web dựa trên số lượng và chất lượng các liên kết đến trang đó. Ý tưởng cơ bản của thuật toán là một trang web được coi là quan trọng nếu có nhiều trang khác liên kết đến nó, đặc biệt là các trang quan trọng khác. Mỗi liên kết từ một trang web đến trang khác được coi là một phiếu bầu cho trang đó. PageRank sử dụng một thuật toán tính toán phức tạp để xác định giá trị PageRank cho mỗi trang web dựa trên mạng liên kết toàn cầu. Trang web có giá trị PageRank cao hơn có xu hướng xuất hiện ở các vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng PageRank không còn là yếu tố quyết định duy nhất trong việc xếp hạng các trang web trên Google. Công cụ tìm kiếm của Google đã tiến hóa và sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để xác định xếp hạng trang web, bao gồm nội dung, tương tác người dùng và các yếu tố khác.
Và họ đã đúng. (Google mà lại ^^) Gần 20 năm sau, các liên kết (links) VẪN là cách tốt nhất để xác định chất lượng của một trang web. Đó là lý do tại sao các backlink vẫn là một trong những yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google.
Và cuộc chơi lúc này đã lên một level mới.
Nhờ các bản cập nhật như Google Penguin, Google hiện tại tập trung vào chất lượng liên kết (thay vì chỉ là số lượng liên kết như trước đây).
Google Penguin là gì?
Google Penguin là một thuật toán của công cụ tìm kiếm Google, được giới thiệu lần đầu vào tháng 4 năm 2012, nhằm chống lại các kỹ thuật spam liên quan đến việc xếp hạng trang web bằng cách sử dụng các liên kết không tự nhiên hoặc không đáng tin cậy. Mục tiêu chính của Google Penguin là loại bỏ những trang web vi phạm các quy định của Google về chất lượng và nguyên tắc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Cụ thể, Google Penguin tập trung vào việc phát hiện và xử lý các hình thức spam liên quan đến xây dựng liên kết gian lận (link spam) và các hoạt động không tự nhiên khác như việc mua bán liên kết, sử dụng liên kết ẩn, hoặc tạo ra các trang web bóng gió (doorway pages). Khi một trang web bị ảnh hưởng bởi thuật toán Google Penguin, nó có thể bị giảm xếp hạng hoặc thậm chí bị loại bỏ khỏi kết quả tìm kiếm của Google. Để khắc phục tình trạng này, chủ sở hữu trang web phải thực hiện các biện pháp khắc phục lỗi, như loại bỏ các liên kết spam, cải thiện chất lượng nội dung và tuân thủ các nguyên tắc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Doorway pages là gì?
Doorway pages, hay còn được gọi là trang cửa ngõ, là các trang web được tạo ra với mục đích đặc biệt để đạt xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm cho các từ khóa hoặc cụm từ cụ thể. Các trang này được thiết kế để chuyển hướng khách truy cập đến các đích khác nhau, thay vì cung cấp nội dung giá trị và liên quan. Doorway pages vi phạm các hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm vì mục đích của chúng là thao túng xếp hạng tìm kiếm và lừa dối cả các công cụ tìm kiếm và người dùng. Các công cụ tìm kiếm như Google coi doorway pages là một hình thức spam và áp dụng các biện pháp để xử lý các trang web sử dụng chiến thuật này. Các biện pháp trừng phạt có thể bao gồm giảm xếp hạng của các trang bị ảnh hưởng hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn chúng khỏi kết quả tìm kiếm.
Đến đoạn này chắc các anh chị sẽ thắc mắc:
Vậy liên kết chất lượng cao (high-quality link) chính xác là gì? Và làm thế nào để xây dựng các backlink "đỉnh của chóp".
Cả nhà hãy cùng em Dũng Cá Xinh giải đáp trong các chương tiếp theo ạ!
Các anh chị đọc tiếp nhéee…
Chương 02: Cách tìm các liên kết chất lượng cao
Trước khi đi sâu vào chiến lược xây dựng liên kết (link building) từ A đến Z, điều quan trọng là mình cần hiểu điều gì tạo nên một liên kết tốt (good link) hoặc một liên kết xấu (bad link).
Như vậy, anh chị mới có thể tập trung vào việc xây dựng các liên kết thực sự giúp cải thiện thứ hạng của website trên Google.
Vậy làm thế nào để tìm kiếm và xác định các liên kết xứng đáng để mình xây dựng ạ? ^^
Độ uy tín của trang (Page Authority)
Dưới đây là định nghĩa về Page Authority của Mr. ChatGPT:
Page Authority (PA) là gì? Page Authority (PA) là một khái niệm trong lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nó là một chỉ số được phát triển bởi Moz, một công ty phân tích SEO, để đo mức độ uy tín và sức mạnh của một trang web cụ thể trên một thang điểm từ 0 đến 100. Page Authority đánh giá một trang web dựa trên các yếu tố như số lượng và chất lượng của liên kết đến trang đó, cấu trúc nội bộ của trang web, tuổi tên miền, và nhiều yếu tố khác. Chỉ số này cho biết khả năng của một trang web xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google. Page Authority được sử dụng để so sánh sức mạnh của các trang web khác nhau và xác định trang web nào có khả năng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Như em đã đề cập, xây dựng backlink là một công việc rất quan trọng cho quá trình SEO Offpage, giúp nâng cao thứ hạng của website trên SERP.
SERP là gì? SERP là viết tắt của "Search Engine Results Page" (Trang kết quả của công cụ tìm kiếm). Đây là trang web hiển thị kết quả tìm kiếm từ công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, và các công cụ tìm kiếm khác. Khi người dùng nhập một từ khóa hoặc cụm từ vào công cụ tìm kiếm, công cụ tìm kiếm sẽ trả về một trang kết quả tìm kiếm. Trang này bao gồm danh sách các kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa đó, được sắp xếp theo độ phù hợp ước tính của công cụ tìm kiếm. Trên trang kết quả tìm kiếm, các kết quả thường được hiển thị dưới dạng tiêu đề, mô tả, và liên kết tới trang web liên quan. SERP có thể bao gồm các kết quả tự nhiên (organic results) – các trang web được xếp hạng dựa trên thuật toán của công cụ tìm kiếm, cũng như quảng cáo trả tiền (paid results) hoặc kết quả địa phương (local results) trong trường hợp tìm kiếm liên quan đến địa điểm cụ thể.
Có thể coi mỗi backlink là một phiếu bầu cho website. Trang web càng nhận được nhiều phiếu bầu chất lượng sẽ càng dễ ON TOP.
Tuy nhiên xét về chất lượng thì cũng có phiếu bầu this, phiếu bầu that phải không ạ? ^^ Độ mạnh của phiếu bầu hoàn toàn phụ thuộc vào "chỉ số sức mạnh" của người đi bầu.
Hiểu nôm na, một backlink được coi là chất lượng thường sẽ đến từ các website uy tín, có độ tin cậy cao.
Ví dụ, em Dũng Cá Xinh có trang web hoctiengtrungquoc.online là một trang web giáo dục, thì không còn gì tuyệt vời hơn nếu website em có được backlink từ Bộ Giáo dục và Đào tạo hay các đầu báo giáo dục uy tín như báo Giáo dục và Thời đại, báo Giáo dục Việt Nam,…
Được vậy thì điểm sức mạnh tối đa luôn ạ. ^^
Về lý thuyết, một backlink chất lượng cao có thể mạnh hơn cả ngàn backlink chất lượng thấp. Việc sở hữu backlink đến từ những website có chỉ số PageRank cao sẽ có tác động VÔ CÙNG LỚN đến thứ hạng của website trên SERP.
Với kinh nghiệm làm SEO nhiều năm (nhiều hơn nửa cuộc đời tính đến lúc 11h16 phút 16/07/2023), em nhận ra rằng độ uy tín của trang (Page Authority) được đặt backlink quan trọng hơn bất kỳ yếu tố nào khác.
Đó là bởi vì các liên kết từ những trang có độ uy tín cao thường sẽ tăng độ uy tín cho trang được trỏ đến, góp phần nâng cao thứ hạng website (chính là PageRank) trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).
(Mặc dù Google không chia sẻ công khai các thông tin về "Xếp hạng trang" nhưng họ vẫn sử dụng PageRank làm nền tảng cho thuật toán của mình.)
Cả nhà có thể sử dụng Semrush để dễ dàng check giá trị (proxy indicator) PageRank của trang (“PageRating”). Đơn giản là dán cái URL vào Semrush rồi bảo cậu ta check hộ “Page Authority Score” là được rồi ạ. ^^
Proxy indicator là gì? Trong ngữ cảnh định lượng và nghiên cứu khoa học, "proxy indicator" (còn gọi là "proxy measure" hoặc "surrogate measure") là một biến số hoặc chỉ số được sử dụng để ước lượng hoặc đo lường một hiện tượng hoặc thuộc tính mà không thể đo trực tiếp. Khi nghiên cứu một hiện tượng phức tạp hoặc không thể tiếp cận trực tiếp bằng các phương pháp đo lường trực tiếp, các nhà nghiên cứu thường tìm các đại lượng khác có mối quan hệ liên quan với hiện tượng cần nghiên cứu và có thể đo được. Các đại lượng này được gọi là proxy indicators. Chúng được coi là thay thế hoặc ước tính cho hiện tượng chưa đo được trực tiếp. Ví dụ, giả sử bạn muốn nghiên cứu mức độ hạnh phúc của một nhóm người trong một vùng địa lý cụ thể. Tuy nhiên, hạnh phúc không phải là một khái niệm dễ đo lường trực tiếp. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các proxy indicators như tỷ lệ người có việc làm, mức độ tự do tài chính, tỷ lệ tử vong, mức độ hỗ trợ xã hội, và năng suất lao động. Những chỉ số này có thể giúp bạn đánh giá hoặc ước tính mức độ hạnh phúc của nhóm người đó mặc dù không đo trực tiếp mức độ hạnh phúc của họ. – #ChatGPT
Độ uy tín của website (Domain Authority)
Domain Authority (DA) là gì? Domain Authority (DA) là chỉ số được sử dụng để đánh giá và dự đoán mức độ uy tín và tầm quan trọng của một trang web trên kết quả tìm kiếm. Đây là chỉ số được phát triển bởi Moz, một công ty chuyên về SEO và phân tích dữ liệu web. Domain Authority (DA) được tính bằng một con số từ 0 đến 100, với số điểm cao càng cao thể hiện mức độ uy tín cao của trang web đó.
Chắc đến đây anh chị sẽ thấy hơi bối rối phải không ạ? Trên em vừa đề cập đến Page Authority (PA), dưới lại là Domain Authority (DA) mà hai đứa này nó lại na na nhau chứ.
Anh chị cứ hiểu đơn giản con PA là đề cập đến độ uy tín của từng trang riêng biệt trong một website. Còn phạm vi con DA sẽ rộng hơn, đề cập đến độ uy tín của cả một web.
Dễ hiểu hơn rồi đúng không ạ. ^^
Chất lượng của một liên kết cũng được xác định bởi độ uy tín của toàn bộ website (domain’s sitewide authority).
Ví dụ, việc có được backlink từ một trang web "siêu khủng" như NYTimes.com chắc chắn sẽ có tác động MẠNH MẼ hơn nhiều so với backlink từ một website vô danh nào đó.
Tuy nhiên, để có được những liên kết như vậy sẽ là cả một hành trình khá là "ngô khoai sắn" đó ạ. (Ý em là rất khoai ý. ^^)
Nhưng:
Difficult things aren’t easy, but they’re worth it. – Mia Love
Em xin dịch theo phiên bản nông dân chân chất, đại khái là:
Khó thì mới đáng thử í hihi. – Dũng Cá Xinh
Đến giai đoạn hái được quả ngọt, cả nhà sẽ thấy rất là "đáng đồng tiền bát gạo" luôn ạ.
Vậy làm thế nào để kiểm tra Domain Authority của website?
Chắc anh chị vẫn còn nhớ bé Semrush ở phần trước đúng không ạ. Phần này bé lại có đất dụng võ rồi.
Cả nhà nhập giúp em đường dẫn gốc của trang web (site root URL) vào công cụ rồi kiểm tra "Authority Score" (điểm số miền tổng hợp) của website.
Site root URL là gì? Site root URL (Uniform Resource Locator) là địa chỉ web cơ bản hoặc đường dẫn gốc của một trang web hoặc ứng dụng web. Đây là địa chỉ đầu tiên mà trình duyệt web sẽ gửi yêu cầu đến để truy cập vào trang web hoặc ứng dụng đó. Site root URL thường bắt đầu bằng giao thức HTTP hoặc HTTPS, sau đó là tên miền của trang web (ví dụ: "https://www.example.com" hoặc "http://www.example.com"). Đây là địa chỉ mà trình duyệt sẽ dùng để truy cập trang chủ hoặc trang mặc định của trang web.
Ví dụ:
- Site root URL của trang web Google sẽ là: "https://www.google.com"
- Còn site root URL của trang Dũng Cá Xinh em thì là: "https://dungcaxinh.com"
Thế là xong. Đơn giản phải không ạ. ^^
Mức độ liên quan của trang web (Site Relevance)
Để có 1 backlink chất lượng cao, độ uy tín của website (site’s authority) là rất quan trọng.
Nhưng…
Mức độ liên quan của website (site relevance) cũng quan trọng không kém.
Ví dụ, em Dũng Cá Xinh đang chạy website về SEO như seonongdan.com. Và em nhận được liên kết từ một trang web rất có "số má"… về xe đạp. Thế có nghĩa là em vừa có được 1 backlink xịn xò nhỉ?
Không hẳn như vậy.
Một cựu nhân viên của Google cho hay.
Theo anh kỹ sư Google ấy:
“… getting a link from a high PageRank page used to always be valuable, today it’s more the relevance of the site’s theme in regards to yours, relevance is the new PageRank.”
Ý anh ấy là:
Trước đây, các backlink đến từ những trang web có PageRank cao là vô cùng giá trị.
Tuy nhiên …
Luật chơi đã thay đổi.
Ngày nay, mức độ liên quan (relevance) được coi là nền tảng mới của thuật toán PageRank (the new PageRank).
Có nghĩa là trang web đi link và trang web chứa backlink cần có sự liên quan về nội dung.
Vậy bây giờ chúng ta có công thức chuẩn:
B = DA + SR
Nghĩa là:
Backlink chất lượng = Độ uy tín của trang + Mức độ liên quan về nội dung
Quá là hay đi ạ. ^^
Vị trí của liên kết trên trang
Vị trí của liên kết trong trang cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng luôn ạ.
Liên kết nên được đặt ở đâu?
Trong bài viết?
Hay ở đây – tại footer của website?
Sự thật là các liên kết được đặt tại footer hay sidebar hầu như sẽ không có giá trị bằng các liên kết được gắn trong phần nội dung của trang (page’s body content).
Vì vậy vị trí lý tưởng nhất cho backlink sẽ là ở phần nội dung chính của trang (body) ạ.
Liên kết tự nhiên (Editorially Placed Link)
Liên kết tự nhiên (natural link) là gì? Liên kết tự nhiên là những liên kết được tạo ra một cách tự động và chất lượng từ các trang web khác, không phải do sự can thiệp hoặc trả tiền từ chủ sở hữu trang web mà liên kết được đặt đến. Điều này có nghĩa là các liên kết tự nhiên xuất hiện một cách tự nhiên, vì các trang web khác thấy nội dung của trang web bạn có giá trị và đáng tin cậy, nên họ tự ý đặt liên kết trỏ đến trang web của bạn.
Có thể nói giai đoạn trước năm 2012 được coi là "thời kỳ hoàng kim" của kỹ thuật SEO black hat.
SEO black hat là gì? SEO black hat (tạm dịch là SEO mũ đen) là thuật ngữ quen thuộc trong SEO, để chỉ những phương pháp, chiến lược, hoặc thủ thuật không tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm như Google để cải thiện vị trí xếp hạng trang web một cách không tự nhiên hoặc bất hợp pháp. Những thủ thuật SEO black hat thường tập trung vào việc tăng cường vị trí xếp hạng của trang web một cách nhanh chóng và không tự nhiên bằng cách sử dụng các kỹ thuật gian lận và cạnh tranh không công bằng. Điều này có thể dẫn đến cải thiện tạm thời vị trí trang web trên kết quả tìm kiếm, nhưng trong thời gian dài, trang web có thể bị phạt hoặc bị loại khỏi kết quả tìm kiếm bởi các công cụ tìm kiếm. Một số ví dụ về SEO black hat bao gồm: Tạo liên kết spam, tạo nội dung trùng lặp, ẩn văn bản và từ khóa, tạo các trang cửa ngõ (doorway pages).
Khi đó, các thuật toán Google còn chưa hoàn thiện, và các anh em SEOers đã nhận ra một lỗ hổng: Trang web có càng nhiều backlink thì lên TOP càng nhanh. Từ đó, dẫn đến hiện tượng spam link ồ ạt, thậm chí không ngại chi tiền để mua backlink.
Điều này đã phá vỡ nguyên tắc của Google vốn là:
Tạo nội dung hữu ích, đáng tin cậy và ưu tiên con người
Tuy nhiên, cuộc vui nào mà không phải tàn, mộng đẹp nào mà chẳng phải tan hihi. ^^
Ngày 24/4/2012 đánh dấu mốc lịch sử chấm dứt thời kỳ vàng son của kỹ thuật SEO black hat, với sự ra đời của trợ thủ đắc lực Google Penguin, Google đã mạnh tay trừng phạt tất cả các website có dấu hiệu gian lận, spam link, sở hữu những backlink không tự nhiên và kém chất lượng.
Bởi vậy em luôn tâm niệm rằng SEO là hành trình đường dài, chậm mà chắc. Còn cứ "ăn xổi ở thì" thì khó mà bền lâu được.
Thôi bây giờ mình tạm biệt SEO black hat để trở về chính đạo nha cả nhà. ^^
Có thể nói, các công cụ tìm kiếm như Google rất thích các liên kết tự nhiên. Bởi đây là tín hiệu cho Google nhận biết độ uy tín và giá trị của một website.
- Ví dụ, anh chị đang đọc bài này của em và thấy nó khá là hữu ích (em mong là vậy hihi ^^). Sau đó anh chị sẽ chia sẻ, dẫn liên kết đến trang web của em. Như vậy là chiếc web SEO nông dân này đã may mắn nhận được vô số các liên kết tự nhiên (hay còn gọi là editorial link).
- Ngược lại, nếu website của em chưa đem lại giá trị nào cả, đương nhiên cũng không được ai dẫn link tới. Sau đó, em nhanh trí tự tạo profile trên một website nào đó rồi thả nhẹ chiếc link SEO nông dân của mình vào. Đây không được coi là một liên kết tự nhiên.
Như em đã đề cập, anh Google cực kỳ COI TRỌNG các liên kết tự nhiên (editorially-placed links) đó ạ.
Google đã bảo:
“…creating links that weren’t editorially placed or vouched for by the site’s owner on a page, otherwise known as unnatural links, can be considered a violation of our guidelines.”
Tạm dịch:
“…việc tạo các liên kết không được chủ sở hữu trang web đặt hoặc xác nhận trên một trang, hay còn gọi là liên kết không tự nhiên, có thể bị coi là vi phạm nguyên tắc của chúng tôi.”
Link Anchor Text
Anchor text là gì? Anchor text là một khái niệm trong SEO, đề cập đến phần văn bản được sử dụng để liên kết với một URL hoặc trang web khác. Khi tạo một liên kết từ một trang web đến một trang web khác, phần văn bản trong liên kết đó được gọi là "anchor text".
Ví dụ, trong câu:
Dũng Cá Xinh là một nông dân nghèo có 1 vợ 4 con (dự kiến đẻ thêm) hay thích chia sẻ về Marketing Online, SEO, Website, MMO, Freelancer.
thì "Dũng Cá Xinh" chính là anchor text. Khi nhấp vào liên kết này, anh chị sẽ được chuyển hướng đến trang web của Dũng Cá Xinh em đây ạ. ^^
Sự thật là…
Google sử dụng anchor text như một tín hiệu để xếp hạng trang web.
Ví dụ: Giả sử bạn nhận được một liên kết đến trang web của mình với anchor text: “paleo desserts”.
Google nhìn thấy văn bản neo đó và nói: “Hmmm. Trang web đó đã sử dụng anchor text: “paleo desserts”. Trang mà họ đang liên kết đến chắc chắn là về “paleo desserts” rồi.
Tất nhiên, giống như bất cứ điều gì trong SEO, anchor text giàu từ khóa (key-word rich anchor text) đã bị lạm dụng. Ngày nay, việc sử dụng quá nhiều anchor text chính xác toàn bộ (exact-match anchor text) sẽ bị Google coi là một hành vi spam.
Vậy …
Exact-match anchor text là gì? Exact-match anchor text (anchor text chính xác toàn bộ) là một loại liên kết văn bản trong SEO, nơi từ hoặc cụm từ được sử dụng trong anchor text trùng khớp hoàn toàn với từ khóa mục tiêu của trang được liên kết đến. Điều này có nghĩa là từ hoặc cụm từ trong anchor text giống hệt với từ khóa mục tiêu mà trang web muốn tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm. Cần lưu ý rằng việc sử dụng quá nhiều exact-match anchor text có thể bị xem là spam và không tự nhiên trong mắt các công cụ tìm kiếm. Do đó, việc sử dụng anchor text đa dạng và tự nhiên hơn (bao gồm cả các biến thể từ khóa) được khuyến nghị để duy trì tính linh hoạt và chất lượng của chiến lược liên kết trong SEO.
Ví dụ, nếu "học tiếng Trung Quốc" là từ khóa của em thì anchor text chính xác sẽ là phần chữ "học tiếng Trung Quốc" màu xanh nước biển như dưới đây:
Học tiếng Trung Quốc thật thú vị.
Hay như ví dụ dưới đây, nếu "life insurance quotes" là từ khóa thì anchor text chính xác sẽ là cụm "life insurance quotes" màu xanh như trong ảnh ạ.
Nhìn chung là mình không nên xây dựng liên kết với quá nhiều keyword-rich anchor text nếu không muốn bị Google "sờ gáy" nha cả nhà. ^^
Còn nếu mình CÓ nhận được liên kết với từ khóa của mình trong anchor text, thì quá là "cuộc đời nở hoa" luôn.
Mùa xuân này về trên quê ta
Khắp đất trời biển rộng bao la
Cây xanh tươi ra lá trổ hoa
Chào mùa xuân về với mọi nhà
Làm tí nhạc cho bài nó đỡ khô khan ạ hi. ^^
Link Co-Occurrences
Co-Occurrences có nghĩa là "cùng xuất hiện".
Đơn giản và dễ hiểu co-occurrences là những từ hoặc cụm từ xuất hiện xung quanh liên kết.
Để hiểu sâu hơn nữa, em sẽ thử hỏi Mr. ChatGPT nhé!
Co-Occurrences là gì? Co-occurrence" (sự xuất hiện cùng nhau) là thuật ngữ để chỉ việc hai hoặc nhiều từ hoặc cụm từ xuất hiện cùng nhau trong một nội dung hoặc trang web. Điều này có nghĩa là khi một từ hoặc cụm từ xuất hiện, thì từ hoặc cụm từ khác cũng thường xuất hiện kèm theo. Trong SEO, "co-occurrence" thường được sử dụng để nêu lên việc Google và các công cụ tìm kiếm khác sử dụng ngữ cảnh và mối quan hệ giữa các từ để hiểu ý nghĩa và chủ đề của một trang web hoặc bài viết.
Khá là đúng.
Google có xu hướng coi co-occurrences như những "baby anchor text" (kiểu anchor text phiên bản nhí ý).
Ví dụ trong ảnh, em có một anchor text là "take a test drive" nghĩa là "lái thử chiếc xe ô tô" và xung quanh văn bản neo đó là một loạt các từ "rất là liên quan" về chủ đề xe ô tô: Ford, Mustang, 2017 model, new car.
Đây chính là một ví dụ về "co-occurrence".
Giờ thì cả nhà đã hiểu tại sao Google rất thích các baby anchor text này chưa ạ?
Văn bản xung quanh liên kết sẽ cung cấp manh mối về nội dung của website.
Nôm na là, giúp Google hiểu được nhanh chóng:
Bạn là ai?
Bạn là cái gì?
Và bạn như thế nào?
Tiện như thế này thì tội gì mà không thích. ^^ Là em, em cũng thích hihi.
Liên kết đến từ một Guest Post?
Trước khi vào bài, mình cùng tìm hiểu qua xem Guest Post là gì cả nhà nhé!
Guest Post là gì? Guest post là một phương pháp mà một người (thường là chủ sở hữu trang web hoặc blogger) viết và đăng một bài viết trên trang web hoặc blog của người khác. Mục đích của việc viết guest post là để chia sẻ thông tin chất lượng với đối tượng của trang web hoặc blog, cung cấp giá trị cho người đọc và đồng thời tạo mối quan hệ với chủ sở hữu trang web hoặc blog. Việc viết guest post có nhiều lợi ích trong SEO và tiếp thị trên mạng, bao gồm: Xây dựng liên kết (backlink), tăng lưu lượng truy cập, tăng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, việc viết guest post cần được thực hiện một cách chất lượng và tự nhiên, không nên sử dụng quá nhiều liên kết nhằm tránh bị xem là spam bởi các công cụ tìm kiếm như Google.
Ngày xửa ngày xưa (cũng không xưa lắm, vài năm trước đổ lại, cụ thể là ngày 20/1/2014), Google hiện lên và nói:
“So stick a fork in it: guest blogging is done; it’s just gotten too spammy.”
– Matt Cutts, cựu trưởng nhóm Google Webspam
Matt Cutts là ai? Matt Cutts là một nhà khoa học máy tính và kỹ sư người Mỹ nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và SEO (Search Engine Optimization). Ông đã từng làm việc tại Google và được biết đến là một trong những tiếng nói đại diện của công ty về các vấn đề liên quan đến SEO và các thay đổi trong thuật toán tìm kiếm của Google. Sau khi nghỉ hưu từ Google vào năm 2014, Matt Cutts tham gia làm việc tại cơ quan chính phủ Hoa Kỳ để giúp cải thiện và tối ưu hóa các dịch vụ công trực tuyến của chính phủ.
Đại khái là:
Uki các em, guest blogging tới công chuyện với anh rồi, hết hi vọng rồi các em nhé. Nó quá là spam luôn í.
Thật à?
Chà … còn tùy ạ.
Dưới đây là một số những "red flag" có thể khiến guest post bị coi là một hành vi spam:
Red flag là gì? "Red flag" là một cụm từ tiếng Anh có nghĩa là "cờ đỏ", thường được sử dụng để chỉ tín hiệu cảnh báo hoặc dấu hiệu mà có thể biểu thị một vấn đề, rủi ro hoặc tình huống đáng chú ý. Nó có ý nghĩa của một tín hiệu cảnh báo, đòn bẩy hoặc điều gì đó đáng để lưu ý và cần xem xét thêm.
Ví dụ:
Trong cuộc hẹn hò, nếu bạn phát hiện đối tác có những hành động lạ, không chân thành hoặc khó hiểu, đó có thể là một "red flag" cho việc tiếp tục quan hệ.
Trong giao dịch kinh doanh, nếu một bên không cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, đó là một "red flag" về tính minh bạch và độ tin cậy của bên đó.
Trong tài chính, nếu một công ty thường xuyên ghi nhận thất thoát hoặc lỗ lớn trong doanh số bán hàng, đó có thể là một "red flag" cho việc quản lý kinh doanh của họ.
- Ai đó được trả tiền để xuất bản bài viết
- Bài đăng chứa anchor text chính xác (exact match anchor text)
- Trang web tồn tại chỉ để xuất bản các guest post
- Trang web có nội dung không liên quan đến website của bạn
Nhưng …
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn xuất bản một guest post đầy ấn tượng trên một trang web uy tín và có nội dung liên quan.
Thì tuyệt quá chứ sao.
Theo kinh nghiệm của em, chính liên kết đó CÓ THỂ giúp website "đổi đời" đó ạ.
Ý em là tăng thứ hạng ON TOP đó. ^^
Nofollow .vs. Dofollow
Trước khi đi sâu vào 2 thuật ngữ Nofollow và Dofollow, em xin phép giải thích một khái niệm mới, gọi là "Link Juice".
Link Juice là gì? Link Juice là từ lóng thể hiện sự di chuyển của dòng chảy sức mạnh của trang web này sang trang web khác thông qua các liên kết có thuộc tính "Dofollow". Khi thực hiện thao tác trỏ liên kết từ trang web A sang trang web B, vô hình chung ta đã tạo ra một "Link Juice". Có thể hiểu "Link Juice" chính là PageRank như em đã đề cập tại chương I.
Thế còn Dofollow?
Dofollow là gì? Dofollow là thuật ngữ để chỉ các liên kết không có thuộc tính "nofollow". Khi một liên kết được đánh dấu là "dofollow", nó cho phép các công cụ tìm kiếm như Googlebot theo dõi (crawl) và truy cập vào trang mà liên kết đó đang chỉ đến. Điều này giúp truyền PageRank từ trang gốc đến trang được liên kết và có thể cải thiện xếp hạng và hiệu suất tìm kiếm của trang web được liên kết.
Lại một thuật ngữ mới, Googlebot.
Googlebot là gì? Googlebot là một chương trình tự động của Google chịu trách nhiệm cho việc crawl (theo dõi) và index (lập chỉ mục) các trang web trên Internet. Googlebot hoạt động bằng cách "leo lên" như những chú nhện (spider) dễ thương và theo dõi các liên kết trên website để tìm hiểu nội dung của các trang web và lưu trữ thông tin này trong cơ sở dữ liệu của Google. Sau đó, các website này có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan.
Dưới đây là một ví dụ về liên kết "dofollow":
<!– Liên kết dofollow từ trang A đến trang B –>
<a href="https://www.example.com/trangB">Điều hướng đến Trang B</a>
Trong ví dụ trên, chúng ta có một liên kết từ trang A đến trang B với URL là "https://www.example.com/trangB". Điều quan trọng là liên kết này không có thuộc tính "rel" với giá trị "nofollow", do đó, đó là một liên kết "dofollow".
Nofollow thì sao?
Về lý thuyết, nếu link Dofollow giúp Webmaster báo cho Google biết rằng: "Oke anh ơi em thấy bạn Web ổn đấy, em giới thiệu cho anh nè, anh index nó đi" và trang web được bạn liên kết tới sẽ được anh Google cộng điểm trong xếp hạng.
Thì Nofollow … hoàn toàn ngược lại.
Nofollow là gì? Nofollow là thuộc tính HTML được sử dụng trong các liên kết (hyperlink) trên trang web để cho biết cho các công cụ tìm kiếm rằng liên kết đó không nên theo dõi (crawl) hoặc truy cập vào trang mà liên kết đó đang chỉ đến. Điều này có nghĩa là khi một liên kết được đánh dấu với thuộc tính "nofollow", các công cụ tìm kiếm như Googlebot sẽ bỏ qua liên kết đó và không sử dụng nó để đánh giá hay xếp hạng trang đích. Việc sử dụng "nofollow" giúp ngăn chặn spam và vi phạm các quy tắc của công cụ tìm kiếm, đồng thời tăng cường tính công bằng trong việc xếp hạng trang web.
Một liên kết "nofollow" sẽ được thêm thẻ rel=”nofollow”.
Thẻ rel=”nofollow” là gì? Thẻ rel=”nofollow” là một thẻ được thêm vào một liên kết để thông báo cho các công cụ tìm kiếm: “Ồ anh ạ, em cũng không chắc liên kết này có an toàn và minh bạch không nữa, nên em thêm thẻ này vào để anh biết nhé, sau này web đó có vấn đề gì em cũng không phải chịu trách nhiệm ạ”. Anh hãy bỏ qua liên kết đó nhé.
Dưới đây là một ví dụ về liên kết sử dụng thuộc tính "rel=nofollow":
<!– Liên kết nofollow từ trang A đến trang B –>
<a href="https://www.example.com/trangB" rel="nofollow">Điều hướng đến Trang B</a>
Trong ví dụ trên, chúng ta có một liên kết từ trang A đến trang B với URL là "https://www.example.com/trangB". Thuộc tính "rel" được đặt giá trị "nofollow" để chỉ định rằng đây là một liên kết không nên được theo dõi (crawl) bởi các công cụ tìm kiếm.
Khi Googlebot hoặc các công cụ tìm kiếm khác gặp liên kết này, nó sẽ bỏ qua liên kết và không truy cập vào trang B. Điều này ngăn chặn giá trị PageRank của trang A bị truyền qua trang B.
Việc sử dụng thuộc tính "rel=nofollow" thường áp dụng trong các trường hợp như liên kết quảng cáo, liên kết nhận xét hay liên kết từ các diễn đàn để ngăn chặn spam và tránh việc truyền giá trị SEO không mong muốn.
Nói chung là, nếu được, anh chị cứ "dofollow" mà triển ạ, bởi John Mueller đã nói:
I’d forget everything you read about "link juice." It’s very likely all obsolete, wrong, and/or misleading. Instead, build a website that works well for your users.
— John Mueller (official) · Not #30D (@JohnMu) July 29, 2020
Tạm dịch:
Nếu là bạn, tôi sẽ quên mọi thứ mình đã đọc về "link juice". Nó thật lỗi thời, sai và/hoặc gây hiểu lầm. Thay vào đó, hãy xây dựng một trang web có giá trị cho người dùng của bạn.
Tóm lại, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song có một chân lý không bao giờ thay đổi.
Content is King – Bill Gates, 1996
Kỹ thuật gì gì đó chỉ là một phần thôi ạ, nội dung mới là chân ái anh chị nhỉ. ^^
Ok em nghĩ đến đoạn này chắc cả nhà đã biết cách đánh giá chất lượng của liên kết.
Bây giờ thì bắt đầu xây dựng thôi nào.
Cùng em vào việc nhé! ^^
Chương 03: Sở hữu các liên kết hàng đầu với Content Marketing
Nội dung chính là chìa khóa mở ra thế giới của những blacklink đẳng cấp nhất.
Tuy nhiên…
Chỉ xuất bản nội dung một cách thuần túy sẽ chẳng đem lại cho bạn bất kỳ liên kết nào, chứ đừng nói là đẳng cấp.
Hóa ra, có những hình thức nội dung cực kỳ lý tưởng giúp tối ưu hóa quá trình xây dựng liên kết.
Sau đây là 4 loại nội dung hàng đầu có xu hướng tạo ra nhiều liên kết nhất:
#1: Nội dung trực quan (Visual Assets)
Đó là gì:
Nội dung trực quan là:
- Hình ảnh
- Biểu đồ (diagram)
- Infographics
- Biểu đồ (chart) và các nội dung trực quan khác
Tại sao nó hiệu quả:
Hình ảnh trực quan là một hình thức nội dung cực kỳ dễ để liên kết.
Ví dụ, khi bạn thiết kế một biểu đồ (chart) trên website, bạn sẽ dễ dành nhận được những liên kết tuyệt vời từ những lượt chia sẻ của độc giả trên trang của họ.
Điều này đơn giản sẽ không xảy ra đối với dạng nội dung văn bản thuần túy.
Ví dụ thực tế:
Một vài năm trước, Brian Dean – idol của em đã đăng tải hình ảnh về Google CTR trên trang web của mình.
Cho đến nay, hình ảnh này đã nhận được vô số liên kết (rất nhiều trong số đó đến từ những trang web có uy tín trong lĩnh vực Marketing)
Anh ấy cũng nói rằng, nếu các dữ liệu này nằm trong một chiếc bảng nào đó, chắc chắn vẫn sẽ có những liên kết trỏ tới.
Tuy nhiên …
Phần lớn các liên kết này (khoảng 75%) đều đến từ thông tin được trình bày dưới dạng hình ảnh trực quan.
Thật thú vị.
Trên thực tế, rất nhiều liên kết của Brian đến từ những người trực tiếp đăng hình ảnh của anh ấy lên trang web của họ (và liên kết lại với Brian dưới dạng nguồn tham khảo):
Và thú vị hơn là …
Mặc dù bây giờ đã là năm 2023, nhưng mọi người VẪN trỏ liên kết tới các hình ảnh trực quan đó hàng tháng.
Đây được gọi là sức mạnh của nội dung trực quan.
#2: Nội dung dạng liệt kê (List Post)
Đó là gì:
Một danh sách liệt kê về các mẹo, kỹ thuật, lý do, thần thoại… hoặc bất cứ thứ gì.
Tại sao nó hiệu quả:
Nội dung dạng liệt kê đem lại một lượng lớn thông tin có giá trị nhưng lại rất dễ tiếp thu bởi tính ngắn gọn và logic.
Trên thực tế, khi BuzzSumo phân tích 1 triệu bài báo, họ phát hiện ra rằng các bài đăng dạng liệt kê tạo ra nhiều backlink hơn các định dạng nội dung khác… vượt trội so với các câu đố, video và thậm chí là cả infographics (đồ họa thông tin).
Ví dụ thực tế:
Bài đăng 19 NEW SEO Techniques For 2022 (19 Kỹ thuật SEO MỚI cho năm 2022) – một dạng list post là một trong những nội dung viral nhất của Brian.
Tất nhiên, nó đã có rất nhiều lượt chia sẻ…
…và cả bình luận.
Nhưng quan trọng hơn cả, bài đăng đó là một nam châm liên kết (link magnet) khổng lồ.
Thu hút hơn 4.000 liên kết.
Và bởi vì có rất nhiều liên kết trỏ đến, bài viết này được xếp hạng trong top 5 cho từ khóa “SEO Techniques”.
#3: Nghiên cứu ban đầu và dữ liệu gốc (Original Research and Data)
Đó là gì:
Dạng nội dung cập nhật dữ liệu mới từ các nghiên cứu công nghiệp (industry studies), khảo sát hoặc các nghiên cứu ban đầu (original research).
Tại sao nó hiệu quả:
Thống kê và dữ liệu có tính liên kết rất cao. Khi ai đó trích dẫn dữ liệu của bạn, họ sẽ liên kết với bạn. Các liên kết này tăng lên rất NHANH.
Ví dụ thực tế:
Cách đây một thời gian, Brian đã đăng tải một nghiên cứu về các yếu tố xếp hạng của Google – “khủng” nhất từ trước đến nay.
Không cần phải nói, bài đăng này chứa rất nhiều dữ liệu gốc (original data).
Đó là lý do tại sao chiếc post đã tích lũy được một lượng liên kết khổng lồ – 18,9 nghìn, tính đến nay.
Hầu hết các liên kết này đều đến từ những người trích dẫn một số liệu thống kê cụ thể từ nghiên cứu của Brain:
#4: Hướng dẫn cơ bản chuyên sâu (Ultimate Guides)
Đó là gì:
Một nguồn tài liệu toàn diện bao gồm mọi thứ cần biết về một chủ đề nhất định (và sau đó là một số chủ đề).
Tại sao nó hiệu quả:
Hướng dẫn cơ bản (ultimate guide) cung cấp một lượng thông tin khổng lồ.
Điều này làm cho hướng dẫn của bạn trở thành tài nguyên truy cập cho chủ đề đó.
Ví dụ thực tế:
Brian đã từng nhận được vô số email mong muốn anh ấy chia sẻ về cách nghiên cứu từ khóa.
Thật không may …
Tại thời điểm đó, anh ấy không có bất kỳ nội dung tương tự nào trên blog của mình đề cập đến chủ đề cực kỳ quan trọng đó.
Thế là, Brian đã đăng tải: Keyword Research for SEO: The Definitive Guide (Nghiên cứu từ khóa cho SEO: Hướng dẫn cơ bản).
Bởi vì hướng dẫn gồm nhiều chương này bao gồm nghiên cứu từ khóa mà không có tài liệu trực tuyến nào khác có được, nó đã nhận được hơn 37 nghìn liên kết.
Như vậy bạn đã tạo được những nội dung xứng đáng được link. Bây giờ là lúc bắt tay xây dựng một số liên kết.
Bằng cách nào?
Với khả năng tiếp cận qua email thời thượng (good ol’ fashioned email outreach).
Chương 04: Xây dựng liên kết mạnh mẽ với Email Outreach
Nếu muốn xây dựng các liên kết theo kỹ thuật SEO mũ trắng vào năm 2023 (và xa hơn thế nữa), mình sẽ cần sử dụng phương thức tiếp cận qua email, mà dân SEO bọn em gọi là “email outreach” ạ.
Câu hỏi là:
Làm cách nào để email của bạn có thể tiếp cận với các blogger và nhà báo mà không bị lặng lẽ tự động chuyển vào thư mục thư rác của họ?
Cả nhà đọc chương này là hiểu ạ.
Đi tìm các “Likely Linker”
Mình cùng tìm hiểu qua một chút về các thuật ngữ phía trên nhé!
SEO mũ trắng là gì?
SEO mũ trắng (White Hat SEO) là một chiến lược tối ưu hóa công bằng, đúng đạo đức và tuân thủ các hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm như Google và Bing. Ngược lại với SEO mũ đen (Black Hat SEO) và SEO mũ xám (Grey Hat SEO), SEO mũ trắng tập trung vào việc cải thiện chất lượng và giá trị của trang web để tăng cường trải nghiệm người dùng và đạt được sự tin cậy từ các công cụ tìm kiếm. Các chiến lược SEO mũ trắng bao gồm: Cung cấp nội dung giá trị, tối ưu hóa từ khóa, xây dựng backlink chất lượng, tối ưu hóa trang web, phát triển mạng xã hội và tương tác tích cực với người dùng.
Email Outreach là gì?
Email Outreach là một chiến lược tiếp thị và liên lạc kỹ thuật số, trong đó bạn gửi email đến các cá nhân hoặc tổ chức khác nhau để tạo quan hệ, tăng cường mối liên kết, hoặc thực hiện các hoạt động quảng bá và xây dựng tương tác. Mục tiêu chính của Email Outreach là tạo ra một liên kết và tương tác với người nhận email. Điều này có thể là để: Xây dựng liên kết trao đổi hoặc liên kết đến nội dung của bạn, hỏi ý kiến hoặc phản hồi, tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ hay xây dựng mối quan hệ với người dùng.
Likely Linkers là gì?
"Likely Linkers" (có thể hiểu là "những người có khả năng liên kết") là thuật ngữ trong lĩnh vực SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) để chỉ đối tượng hoặc nhóm người có tiềm năng cao để tạo liên kết (backlink) đến trang web của bạn. Để thu thập những backlink chất lượng này, người ta thường tập trung vào việc tiếp cận các "likely linkers". Họ thường là: các nhà báo, blogger và nhà sáng tạo nội dung, chuyên gia và người có ảnh hưởng. Để tiếp cận "likely linkers", bạn cần thực hiện nghiên cứu và xác định các cá nhân hoặc tổ chức có khả năng liên kết với nội dung của bạn. Sau đó, bạn có thể tiếp cận họ thông qua email outreach hoặc các phương pháp giao tiếp khác để đề xuất trao đổi liên kết hoặc yêu cầu họ liên kết đến nội dung của bạn nếu thấy thích hợp.
Nói tóm lại thì “likely linkers” là những người có khả năng liên kết với bạn.
Nếu tò mà về những kỹ thuật để tìm ra các “likely linkers”, cả nhà có thể tìm đọc Chương 6 ạ.
Còn bây giờ, mình cùng sử dụng một chiến lược siêu đơn giản để xác định họ nhé.
Em xin giới thiệu: Kỹ thuật đảo ngược (reverse engineering).
Đầu tiên, hãy tìm kiếm từ khóa mục tiêu của bạn trong Google.
Copy URL của kết quả đầu tiên trong SERP và paste vào một công cụ phân tích liên kết như Semrush.
Tiếp theo, click vào “Backlink Analytics” trong sidebar. Sau đó, nhấn “Backlinks”:
Những trang web được liệt kê ở đây là tất cả các Likely Linkers.
Vậy đâu là các trang web cần đưa vào tầm ngắm và đâu là các trang có thể bỏ qua.
Cả nhà mình có thể xem lại Chapter 2 ạ.
Tìm địa chỉ email của họ
Bây giờ bạn đã tìm thấy một Likely Linker, đã đến lúc tìm kiếm địa chỉ email của họ.
Lời khuyên: Chỉ nên sử dụng biểu mẫu liên hệ của trang web (contact form) khi không còn lựa chọn nào khác nếu không muốn trải nghiệm cảm giác “chờ hoài không thấy” nhé. ^^
Brian Dean đã chỉ ra cách sau:
Sử dụng Hunter.io
Hunter.io là lựa chọn hoàn hảo để tiếp cận các trang web nhỏ hay các blog cá nhân.
Đơn giản chỉ cần nhập trang web vào công cụ…
…và nó sẽ hiển thị cho bạn tất cả các địa chỉ email được liên kết với tên miền đó:
Nhưng nếu bạn muốn tiếp cận với một trang web lớn hơn thì sao?
Chỉ cần nhìn cái danh sách dài dằng dặc kia là thấy choáng váng rồi ạ.
Trong những trường hợp đó, Brian khuyên bạn hãy đến với trợ thủ đắc lực thứ 2.
Xin trân trọng giới thiệu: Em VoilaNorbert.
VoilaNorbert
Thay vì nhập URL, với VoilaNorbert.com bạn chỉ cần nhập tên của một người và tên miền nơi họ làm việc.
Đây mới thực sự là các Likely Linkers tiềm năng có thể thêm liên kết của bạn vào website của họ.
Và VoilaNorbert sẽ hiển thị cho bạn địa chỉ email của họ.
Gửi đến họ một “kịch bản” (được cá nhân hóa)
Nếu bạn muốn mở rộng phạm vi tiếp cận, bạn sẽ cần sử dụng đến một “kịch bản” hoàn hảo.
Bí quyết là làm cho kịch bản của bạn trông không giống như một kịch bản.
Ảo quá đi ạ.
Brian sẽ chỉ rõ về điều đó trong các bước tiếp theo.
Dưới đây là ví dụ về một trong những kịch bản email hiệu quả nhất của anh ấy, tất nhiên là phiên bản tiếng Anh ạ:
Mê cái cách anh ấy CÁ NHÂN HÓA kịch bản của mình mà không cần phải “gồng”. ^^
Hi [First Name],
I was looking for content on [Topic] today, when I stumbled on your article: [Article Title].
Good stuff! I especially enjoyed [Something specific from their article].
Also, I just published a new guide on [Your Topic]: [URL].
As someone that writes about [Topic], I thought you’d enjoy it.
My guide may also make a nice addition to your page. Either way, keep up the awesome work with [Website]!
Talk Soon,
[Your Name]
Chương 05: Tổng quan về xây dựng liên kết với kỹ thuật SEO mũ đen (và Google Penalties)
Nói về quá trình xây dựng liên kết mà không đề cập đến kỹ thuật SEO mũ đen thì thật là một thiếu sót.
Như em đã đề cập ở câc chương trước, giai đoạn trước năm 2012 được coi là “thời hoàng kim” của SEO black hat khi thuật toán Google còn chưa hoàn thiện.
Tuy nhiên luật chơi đã thay đổi với sự ra đời của Google Penguin.
Giờ đây Google đã cao tay hơn trong việc nhanh chóng phát hiện việc xây dựng các liên kết mũ đen (black hat link).
Và nếu các liên kết có dấu hiệu vi phạm Nguyên tắc Nguyên tắc quản trị trang web của Google (Google’s Webmaster Guidelines), thì chúng rất có thể là “black hat”.
Điều đó có nghĩa là chúng ta nên tránh hoàn toàn việc xây dựng các liên kết mũ đen?
Lựa chọn là ở bạn. Brian hay cá nhân em Dũng Cá Xinh đều khuyên cả nhà không nên “đốt cháy giai đoạn” bằng việc xât dựng các black hat link (vì rủi ro là quá lớn).
Nhưng dẫu sao, lựa chọn vẫn là ở anh chị ạ.
Bên cạnh đó, dù là fan của kỹ thuật SEO mũ trắng hay mũ đen hay mũ gì gì đi nữa, việc nắm được các hình phạt mà Google đưa ra là vô cùng quan trọng.
Hãy cùng em tìm hiểu nhé:
Google Penguin
Đó là gì:
Một chú chim cánh cụt của Google ư?
Ồ không.
Google Penguin là một thuật toán của công cụ tìm kiếm Google, được thiết kế để xử lý những trang web sử dụng các kỹ thuật xây dựng liên kết spam (spammy link building techniques). Cụ thể, nó nhắm mục tiêu đến các trang web sử dụng các phương pháp xây dựng liên kết không tự nhiên, như việc thực hiện đăng bài với nội dung “mờ ám” trên các trang web khác với mục đích chính là có được backlink (shady guest posting) hoặc gửi bình luận spam trên các blog (blog comment spam).
Google Penguin ra đời với mục tiêu ngăn chặn việc sử dụng các kỹ thuật xấu để thao túng thứ hạng trang web trong kết quả tìm kiếm. Khi một trang web bị phát hiện vi phạm các nguyên tắc của Google Penguin, nó có thể bị áp dụng một hình phạt (penalty) bằng cách giảm vị trí trang web đó trong kết quả tìm kiếm hoặc bị loại bỏ hoàn toàn khỏi SERP.
Hiểu đơn giản, đây là một hình phạt của thuật toán nhằm ngăn chặn các kỹ thuật xây dựng liên kết spam.
Làm thế nào để tránh chú chim cánh cụt nhỏ nhưng có võ:
Quá đơn giản, cứ đường chính đạo mà đi ạ.
Ý em là chỉ xây dựng các liên kết mũ trắng (white hat link).
Có data đã chỉ ra rằng bạn có thể tránh được chú chim cánh cụt nhỏ nhưng có võ bằng cách giảm thiểu các anchor text chính xác (exact match anchor text) hay là anchor text chứa toàn bộ từ khóa đó ạ.
Anh chị nào đã quên, có thể xem lại Chương 2 phần “Link Anchor Text” nhé.
Thật ra thì anchort text ở đây chỉ là một phần nhỏ thôi ạ, vấn đề lớn hơn ở đây nằm ở hai chữ… NIỀM TIN.
Có nghĩa là, cách dễ nhất để né các hình phạt từ Penguin đó là hãy tránh sử dụng các liên kết mờ ám (kể cả đó là anchor text đi chăng nữa).
Đoạn này, để em nói rõ hơn về liên kết mờ ám nhé. Thật ra là em sẽ hỏi Mr. ChatGPT hihi.
Liên kết mờ ám là gì?
Liên kết mờ ám (shady link) là các liên kết không đáng tin cậy, không tuân thủ quy tắc và hướng dẫn của các công cụ tìm kiếm như Google. Các liên kết mờ ám thường được tạo ra bằng cách sử dụng các phương pháp xấu, gian lận hoặc spam để tăng hạng trang web một cách không đúng đạo đức và thiếu tự nhiên.
Một số ví dụ về liên kết mờ ám bao gồm:
- Shady Guest Posting: Viết bài đăng trên trang web khác với mục đích xây dựng liên kết, thường không cung cấp nội dung giá trị cho độc giả và chỉ để thu thập liên kết.
- Blog Comment Spam: Gửi các bình luận spam trên các bài viết blog với mục đích chèn liên kết quảng cáo hoặc không liên quan.
- Hidden or Paid Links: Đặt liên kết ẩn hoặc mua liên kết với các trang web không liên quan để tăng hạng trang web một cách không tự nhiên.
- Link Farms: Tạo các trang web hoặc nhóm trang web chỉ để liên kết đến trang web chính một cách không tự nhiên và không hữu ích, thường các web này sẽ không cung cấp thông tin giá trị gì cho người đọc.
Lại thêm một thuật ngữ khá hay ho: Hidden Link.
Hidden link là gì? Hidden link (liên kết ẩn) là một loại liên kết được đặt trong nội dung trang web mà người dùng không thể nhìn thấy hoặc nhận ra một cách dễ dàng, nhưng nó vẫn có hiệu lực trong mã nguồn của trang web. Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng màu sắc giống nhau cho liên kết và văn bản chung xung quanh nó hoặc ẩn liên kết bằng CSS (cascading style sheets) hoặc JavaScript.
Hình phạt thủ công (Manual Penalty)/Liên kết không tự nhiên
Đó là gì:
Manual penalty (hình phạt thủ công) là một hình phạt do con người thực hiện, không phải do thuật toán tự động của công cụ tìm kiếm áp dụng. Khi một trang web vi phạm các quy định và hướng dẫn của công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google, các nhân viên hoặc nhóm đánh giá của Google có thể thực hiện xem xét thủ công để xác định xem liệu trang web có đáng nhận hình phạt hay không.
Không giống như Penguin, Google sẽ gửi cho bạn một thông báo qua Google Search Console:
Làm thế nào để tránh:
Không một ai ngoài chính Google biết làm thế nào mà các trang web bị đưa vào tầm ngắm của “manual penalty” (hình phạt thủ công).
Ý kiến của Brian ở đây là, có thể thuật toán đã phát hiện một vài dấu hiệu cho rằng website của bạn đang thao túng hệ thống. Và nó sẽ gửi trang web đó đến một nhân viên ở Google để xem xét thủ công (manual review).
Vì vậy, cách tốt nhất để tránh bị phạt thủ công là hãy có một hồ sơ liên kết thật là rõ ràng.
Ngoài ra, khác với Penguin chú chim cánh cụt, bạn có thể khắc phục và yêu cầu xem xét lại manual penalty bằng các bước sau:
- Kiểm tra Google Search Console: Đầu tiên, bạn cần truy cập vào Google Search Console, nơi Google thông báo về manual penalty. Các chi tiết về hình phạt sẽ được hiển thị trong phần Manual Actions (Hoạt động thủ công) của công cụ này.
- Xác định nguyên nhân hình phạt: Đọc kỹ thông báo của Google để hiểu chính xác nguyên nhân và mô tả về vấn đề mà trang web của bạn vi phạm. Điều này giúp bạn biết rõ phạm vi của vấn đề và cần thực hiện những điều gì để khắc phục.
- Khắc phục vấn đề: Tiến hành khắc phục những vấn đề được nêu trong thông báo của Google. Ví dụ: nếu vấn đề là liên kết không tự nhiên, bạn cần xóa hoặc từ chối những liên kết không phù hợp (disavowing link) hoặc bị coi là spam.
- Báo cáo cho Google: Sau khi bạn đã khắc phục các sự cố, hãy thông báo cho Google về những nỗ lực của bạn trong việc giải quyết vấn đề. Điều này có thể được thực hiện thông qua Google Search Console hoặc các yêu cầu xem xét lại khác.
- Yêu cầu xem xét lại (điền Reconsideration Request): Cuối cùng, gửi yêu cầu xem xét lại cho Google. Trong yêu cầu này, hãy giải thích một cách cụ thể những thay đổi bạn đã thực hiện để khắc phục sự cố và đảm bảo rằng trang web của bạn tuân thủ đúng đạo đức và quy tắc chất lượng của Google.
Sau khi gửi yêu cầu xem xét lại, Google sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá lại trang web của bạn. Nếu họ thấy rằng các vấn đề đã được khắc phục đúng cách, họ có thể giảm nhẹ hoặc gỡ bỏ manual penalty và trang web của bạn sẽ được phục hồi trong kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, việc xử lý manual penalty có thể mất thời gian và đòi hỏi sự cẩn thận và kiên nhẫn từ phía bạn.
Chương 06: Ba chiến lược xây dựng liên kết rất được Brian yêu thích (Hướng dẫn từ A - Z)
Chắc em không cần giới thiệu nhiều cho chương này đâu ạ.
Vì nó quá là hay đi hihi.
Dưới đây là 3 chiến lược đã được Brian thử nghiệm để xây dựng nhiều liên kết chất lượng hàng đầu:
Xây dựng liên kết từ trang tài nguyên (Resource Page Link Building)
Trước hết: Các trang tài nguyên (resource pages) là gì?
Trang tài nguyên là những trang liên kết tới những nội dung tuyệt vời về một chủ đề cụ thể.
Dưới đây là một ví dụ:
Vì trang tài nguyên tồn tại với mục đích duy nhất là liên kết tới các nội dung hữu ích, đây là lựa chọn HOÀN HẢO cho việc xây dựng liên kết.
Sau đây là quy trình từng bước từ A đến Z ạ:
Tìm các trang tài nguyên
Cả nhà hãy sử dụng các chuỗi tìm kiếm sau trên Google nhé! Chúng được thiết kế đặc biệt để giúp anh chị em mình tìm ra các trang tài nguyên:
“Từ khóa” + inurl:links
“Từ khóa” + “helpful resources”
“Từ khóa” + “useful resources”
“Từ khóa” + “useful links”
Đánh giá Trang
Ở đây, bạn cần (nhanh chóng) trả lời câu hỏi:
"Liên kết từ trang này có “đáng đồng tiền bát gạo?".
(Gợi ý: Anh chị có thể sử dụng mẹo từ Chương 2 để làm cho bước này dễ dàng hơn)
Ví dụ, trang tài nguyên này có điểm URLRating tương đối ổn định là 12. Khá tốt.
Nó cũng thuộc miền có uy tín.
Và liên kết của em sẽ xuất hiện ở phần thân trang.
Quá là lý tưởng.
Tìm nội dung "Phù hợp nhất"
Cẩn thận:
Nội dung của bạn có thể tốt nhất đấy…
…nhưng nếu nó không phù hợp với trang tài nguyên đó?
Rất tiếc.
Bạn sẽ không nhận được liên kết.
Vì vậy, trong bước này, hãy tìm nội dung trên trang web của bạn phù hợp với trang tài nguyên đó như kiểu đi tìm một đôi giày vừa cỡ vậy.
Sau khi xác định được nội dung phù hợp, hãy tiến hành bước số 4.
Hãy gửi kịch bản đã được thử nghiệm này
Dưới đây là kịch bản được anh Brian khuyên dùng:
Subject: Question about [Their Website]
Hi [Name],
I was Googling around for content about [Topic] this morning, when I came across your excellent resource page: [URL].
I just wanted to say that your page helped me a ton. I would have never found the [Resource They Link To] without it.
It’s funny: I recently published a guide on [Topic] last month. It’s [Brief Description].
Here it is in case you’d like to check it out: [URL].
Also, my guide might make a nice addition to your page.
Either way, thanks for putting together your list of resources. And have a great day!
Talk Soon,
[Your Name]
Xây dựng liên kết qua liên kết hỏng (Broken Link Building)
Xây dựng liên kết thông qua Broken Link là một trong những chiến lược xây dựng liên kết được ưa thích nhất của Brian từ trước đến nay.
Tại sao vậy?
Thay vì chỉ đi “cầu xin” liên kết, với Broken Link Building, bạn đang đóng góp giá trị cho trang web của người khác.
Dưới đây là cách thực hiện:
Cài đặt Check My Links hoặc LinkMiner
Cả hai công cụ này đều nhanh chóng tìm ra các liên kết hỏng trên bất kỳ trang nào (trực tiếp từ trình duyệt Chrome của anh chị ạ).
Dưới đây là cách sử dụng thành thạo nhanh như tốc độ ấm siêu tốc chỉ trong một phút. ^^
Tìm các trang có nhiều liên kết ra ngoài (Outbound Link)
Một trang càng có nhiều liên kết thì càng có nhiều khả năng một trong số chúng sẽ bị hỏng.
Các trang tài nguyên là sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong trường hợp này.
Vì vậy, cả nhà cứ thoải mái sử dụng các chuỗi tìm kiếm em đã nêu trên để tìm ra các trang tài nguyên lý tưởng nhé.
Kiểm tra liên kết hỏng
Đây là nơi bạn sẽ chạy tiện ích mở rộng đã cài đặt ở bước đầu tiên, là hai em Check My Links và LinkMiner đó ạ.
Hai em này sẽ giúp anh chị nhìn ra các liên kết hỏng trên trang đó:
Gửi email cho chủ sở hữu trang web về liên kết hỏng
Cuối cùng, hãy thông báo với quản trị viên website các liên kết hỏng và đề xuất nội dung từ trang web của bạn như một lựa chọn thay thế.
Dưới đây là kịch bản được idol Brian Dean của em khuyên dùng ạ:
Subject: Problem with [Their Site’s Name]
Hi [Name],
Are you still updating your site?
I was searching for content on [Topic] when I came across your excellent page: [Page Title or URL].
However, I noticed a few links didn’t seem to be working:
[URLs of broken links]
Also, I recently published [Brief Content Pitch]. It may make a good replacement for the [Point Out a Specific Broken Link].
Either way, I hope this helped you out
Thanks,
[Your Name]
Chương 07: Các Case Study đỉnh của chóp
Ok, em nghĩ lý thuyết đã đủ rồi đó ạ. Bây giờ mình cùng nhau điểm qua các phi vụ thực chiến của anh Brian nhé!
Và phần hay ho nhất là gì?
Đó là những câu chuyện này em cũng là lần đầu tiên được nghe kể đó ạ.
Hào hứng quá đi thôi.
Case Study #1
Cách mà Julie sử dụng kỹ thuật The Skyscraper để tăng Organic Traffic lên đến 194.1%
Wow.
Blog của Julie Adams, Our Beautiful Planet, đang gặp khó khăn.
Dĩ nhiên, Julie đã xuất bản những nội dung vô cùng tuyệt vời. Nhưng theo lời cô ấy: "Dù nội dung của tôi có tuyệt đến đâu, thì cũng chẳng có một liên kết nào trỏ đến."
Đó là lúc Julie quyết định thử nghiệm kỹ thuật The Skyscraper.
Và thay vì "lại" xuất bản một nội dung tuyệt vời…cô ấy đã tạo ra một thứ còn TUYỆT VỜI hơn nữa. Chính là nó:
Thay vì chỉ đơn giản xuất bản nội dung và "cầu nguyện", Julie đã sử dụng email outreach để xây dựng các liên kết.
Và điều này đã mang lại cho cô ấy khá nhiều liên kết từ các trang có uy tín trong lĩnh vực khoa học vũ trụ:
Những liên kết chất lượng này đã giúp tăng lưu lượng traffic tự nhiên của Julie lên đến 194.1%:
Hơn cả tưởng tượng.
Tại sao kỹ thuật The Skyscraper lại hiệu quả như vậy?
Julie bảo:
The thing that makes this so successful is that it’s just as much about building relationships as it is about building links. People won’t link to your content unless they know it exists, and they won’t know it exists unless you tell them about it.
Tạm dịch:
Điều làm cho phương pháp này thành công là nó không chỉ liên quan đến việc xây dựng liên kết mà còn liên quan đến việc xây dựng mối quan hệ. Người ta sẽ không liên kết đến nội dung của bạn trừ khi họ biết nó tồn tại và họ chỉ biết về nó khi bạn thông báo cho họ.
Julie nói chuẩn không trượt phát nào.
Case Study #2
Hái quả ngọt từ việc xây dựng liên kết thông qua Broken Link
Năm ngoái, Brian đã quyết định thực hiện một chiến dịch xây dựng liên kết thông qua các liên kết hỏng. Và anh ấy đã thực hiện đúng từng bước được trình bày trong chương trước.
Đầu tiên, Brian sử dụng chuỗi tìm kiếm để tìm các trang có rất nhiều liên kết ra ngoài (outbound link).
Và anh ấy đã sử dụng em Check My Links để tìm ra các liên kết không hoạt động.
Sau đó, Brian đã gửi email cho người chịu trách nhiệm về nội dung để thông báo về các Broken Link được tìm thấy:
(Mê cái cách email này được cá nhân hóa cực kỳ)
Khi họ trả lời, Brian đã gửi cho họ URL của liên kết hỏng…và một bài viết từ Backlinko sẽ là sự thay thế lý tưởng 1:1:
Và hầu hết mọi người đều hoan hỉ khi thêm liên kết của anh ấy:
Case Study #3
Cách Matt xây dựng liên kết cho trang web Thương mại điện tử của mình
Thẳng thắn mà nói:
Xây dựng liên kết cho trang web thương mại điện tử không phải là điều dễ dàng.
Nhưng nó hoàn toàn khả thi. Chỉ cần nhìn vào cách Matt Lawry đã làm.
Giống như hầu hết các chủ sở hữu trang web ecommerce, Matt gặp khó khăn trong việc xây dựng liên kết cho website của mình (một trang web chuyên về quà tặng tại Úc).
Nói cho cùng, thì đâu ai muốn liên kết đến một trang web 100% là sản phẩm đúng không ạ? Đó là lúc Matt nhận ra rằng anh có thể sử dụng nội dung để tạo ra liên kết cho website ecommerce của mình.
Cụ thể, Matt đã đăng tải một bài viết "đỉnh của chóp" sử dụng kỹ thuật Skyscraper trên trang web của mình: "Australian Gin: The Ultimate Guide" (Tạm dịch: Rượu Gin Úc: Hướng dẫn Tuyệt đỉnh).
Tất nhiên, Matt không chỉ ngồi đó và đợi liên kết tự nhiên đổ về.
Matt không "há miệng chờ sung".
Thay vào đó, anh đã quảng bá nội dung của mình thông qua email outreach:
Bởi vì Matt đã liên hệ "đúng người, đúng thời điểm" (và gửi cho họ những đoạn email được cá nhân hóa – cái mà Brian đã chú thích là kịch bản nhưng không phải kịch bản đó ạ), rất nhiều người đã ĐỀ NGHỊ được liên kết tới bài đăng của anh.
Và tất cả các liên kết này đã tăng thứ hạng của Matt cho một từ khóa trực tiếp dẫn đến doanh số bán hàng cho website ecommerce của anh ấy: Australian Gin (Rượu gin của Úc.)
Chương 08: Các mẹo xây dựng liên kết bổ sung khá hay ho
Dưới đây là một danh sách điểm qua những tips về xây dựng liên kết mà idol Brian của em đã rút ra được qua nhiều năm "chinh chiến".
Nhận liên kết dễ dàng qua việc thu hồi liên kết (Link Reclamation)
Khi ai đó nhắc đến thương hiệu của bạn trong một bài viết, họ sẽ liên kết đến bạn… đúng không?
Không hẳn như vậy.
Ý em là, họ nên liên kết. Nhưng thực tế không phải lúc nào điều này cũng xảy ra.
Kiểu như trong văn bản này có xuất hiện website của Brian, nhưng mà tiếc quá, từ đó lại chẳng có liên kết nào cả.
Nhưng chỉ cần một lời ngỏ ý thật thân thiện và chân thành, em tin hầu hết các quản trị viên website đều sẵn lòng thêm vào các liên kết.
Vậy làm thế nào để tìm thấy những đề cập chưa có liên kết này? BuzzSumo là công cụ tuyệt vời cho việc này.
Nhận thêm liên kết thông qua tìm kiếm ngược bằng hình ảnh (Reverse Image Search)
Bạn có xuất bản các dạng nội dung trực quan như infographics và biểu đồ không?
Nếu có, rất có thể có những trang web đang sử dụng hình ảnh của bạn mà chưa trích dẫn link ngay lúc này.
Tuyệt. Cơ hội đến rồi đây.
Tương tự như việc thu hồi liên kết (link reclamation) ở trên, một email thân thiện có thể biến những cơ hội như thế này thành quá trời là liên kết.
Bạn có thể sử dụng Tìm kiếm hình ảnh ngược của Google (Google reverse image search) để tìm các website đang sử dụng hình ảnh của bạn mà chưa có trích dẫn link:
Hãy gửi email vào buổi chiều
Đây là một điều mà Brian đã học từ việc gửi HÀNG NGÀN email outreach:
Hãy gửi email outreach vào buổi chiều (theo giờ địa phương của người nhận).
Tại sao nhỉ?
Khi bạn gửi email vào buổi sáng, ngẫu nhiên nó sẽ bị xếp chung với 93 email khác mà người đó phải xử lý.
Nhưng khi bạn gửi vào buổi chiều, tính cạnh tranh ít hơn hẳn.
Brian khuyên cả nhà nên sử dụng tính năng lên lịch tích hợp sẵn của Gmail để hỗ trợ cho việc xác định thời gian gửi email outreach, tránh lỡ khung giờ vàng ạ.
Trực quan hóa các khái niệm, ý tưởng và chiến lược
Dưới đây là một ví dụ từ Backlinko – website của anh Brian:
Có rất nhiều người đã liên kết đến web của anh ấy nhờ vào hình minh họa trông rất đơn giản này:
Thật kỳ diệu.
Tại sao cách này hiệu quả?
Nếu như bạn chỉ đơn giản mô tả công thức APP bằng văn bản thôi, điều này sẽ khiến nội dung trở nên ít hấp dẫn.
Và đương nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc lượt chia sẻ sẽ ít đi.
Ngược lại, khi bạn tạo ra một hình ảnh trực quan, bạn đã tạo ra một "nguyên liệu" hấp dẫn mà các blogger rất thích được thêm vào "công thức nấy ăn" của riêng họ (và chắc chắn sẽ liên kết tới bạn thông qua nguồn tham khảo).
Gửi các "feeler email" như một tín hiệu thăm dò
Feeler email là gì? Feeler emails là một thuật ngữ trong lĩnh vực email outreach và tiếp thị qua email. Đó là một loại email ngắn gọn và thân thiện được gửi trước khi gửi email chính thức với mục tiêu khảo sát ý kiến hoặc tạo sự quan tâm và mở đường cho việc tiếp cận chính thức sau này. Khi sử dụng Feeler Emails, người gửi thường không yêu cầu liên kết hoặc hành động cụ thể từ người nhận. Thay vào đó, họ chỉ muốn kiểm tra xem người nhận có quan tâm đến nội dung hoặc chủ đề mà họ muốn trao đổi hay không.
Liệu bạn có nên yêu cầu liên kết trong email outreach đầu tiên gửi tới một ai đó?
Chưa chắc.
Bạn có thể đạt được kết quả tốt hơn với một quá trình gồm hai bước (độc giả Backlinko Mike đã phát hiện rằng việc gửi các "feeler email" đem lại kết quả khả quan hơn so với các yêu cầu trực tiếp):
Lợi ích khác của phương pháp này là nó giúp bạn TIẾT KIỆM THỜI GIAN.
Trước khi dành thời gian soạn một email outreach hoàn hảo mang tính cá nhân, hãy gửi các "feeler email" như một tín hiệu thăm dò.
Thay vì cá nhân hóa thông điệp outreach mà không ai đọc, bạn có thể gửi email "điểm dò" ngắn gọn.
Sau khi biết được ý của đối phương thì lúc này soạn mail cũng chưa muộn đâu ạ. ^^
Trở thành khách mời trên Podcast
Ừm, thì em cũng đã đề cập, viết bài trên guest post chất lượng là một chiến lược hiệu quả.
Nhưng mà…
…nó siêu tốn thời gian.
Và đây là thời điểm lý tưởng cho podcast.
Thay vì phải soạn kế hoạch, viết bài và chỉnh sửa guest post, bạn chỉ cần xuất hiện thật lung linh và nói về những gì bạn biết.
Và – boom! – bạn có một liên kết.
Kỳ diệu phải không ạ?
Phần hay ho nhất ở đây là gì?
Có những podcast nói về MỌI chủ đề.
Dưới đây là một ví dụ về liên kết mà anh Brian đã xây dựng thông qua việc tham gia một podcast:
Sử dụng “Link Intersect” để tìm kiếm các Likely Linkers
Mình điểm qua chút về thuật ngữ "Link Intersect" nhé!
Link Intersect là gì?
Link Intersect là một công cụ trong SEO dùng để phân tích và so sánh liên kết giữa các trang web hoặc đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp bạn tìm ra các trang web có khả năng liên kết đến nhiều đối thủ của bạn, đồng thời xác định các cơ hội liên kết tiềm năng cho trang web của bạn.
Cụ thể, công cụ Link Intersect cho phép bạn nhập danh sách các trang web cạnh tranh hoặc đối thủ của bạn cùng với trang web của bạn. Sau đó, công cụ sẽ phân tích dữ liệu liên kết của các trang web này và tìm ra các trang web nào liên kết đến nhiều đối thủ của bạn cùng một lúc.
Việc tìm ra những trang web có khả năng liên kết đến nhiều đối thủ của bạn có thể giúp bạn xác định các trang web có sẵn để hợp tác và chia sẻ nội dung hoặc liên kết với bạn. Điều này làm tăng cơ hội tiếp thị và tạo ra sự gia tăng liên kết tự nhiên, tốt cho việc tăng cường tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và xây dựng tầm ảnh hưởng của trang web của bạn.
Nếu ai đó liên kết đến đối thủ của bạn, có khả năng họ cũng có thể sẽ liên kết đến bạn…phải không?
Đúng vậy.
Và nếu ai đó liên kết đến HAI trong số đối thủ của bạn, họ càng có khả năng liên kết đến bạn.
Quá chuẩn.
Vậy làm thế nào để tìm ra các trang web liên kết đến nhiều đối thủ của bạn?
Xin giới thiệu:
Semrush Backlink Gap tool
Chỉ cần liệt kê 2-3 đối thủ lớn nhất cùng với trang web của bạn.
Và em ấy sẽ cho bạn biết ai đang liên kết đến tất cả những trang web này.
Hay ho quá ạ.
Sử dụng danh sách các mục tiêu có sẵn
Không thể phủ nhận rằng:
Tìm được các trang web chất lượng cao để liên kết là rất KHÓ luôn ạ.
Đó là tin xấu.
Thế còn tin tốt?
Tin tốt là, có một người tốt bụng đã tổng hợp danh sách những trang web chất lượng cao này cho bạn rồi hihi…
… dưới dạng danh sách "các blog tốt nhất".
Dưới đây là một ví dụ:
Tất nhiên, nếu bạn đang chạy một blog về nướng bánh, mỗi trang web được liệt kê ở đây đều là một mỏ vàng liên kết tuyệt vời.
Cả nhà có thể tìm thấy những danh sách như vậy bằng cách sử dụng các cụm từ tìm kiếm như: “best [chủ đề] blogs” hoặc “list of [chủ đề] blogs”.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn tất tần tật về các chiến lược xây dựng liên kết trong năm 2023.
Có chiến lược nào mà anh chị muốn thử ngay và luôn không ạ? Hoặc còn điều gì khiến anh chị thấy lấn cấn?
Hãy cho em Dũng Cá Xinh biết bằng cách để lại những lời bình luận cute, đáng yêu nhé ạ.
Bài viết đến đây là kết thúc. Chúc anh chị một ngày vui vẻ với những niềm vui mới mẻ ạ.
Thân ái.